Bản quyền thuộc về LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH
- Email: ldld@quangninh.gov.vn
- Hotline: 0203 3825390
- Fanpage
tin nóng
![]() |
Đồng chí: Nguyễn Thị Bích Phượng – Chức vụ: Trưởng ban – Điện thoại: (0203) 3829.470 – Email: bnc.ldld@quangninh.gov.vn |
![]() |
Đồng chí: Bùi Anh Đức – Chức vụ: Phó ban – Điện thoại: (0203) 3655.808 – Email: |
![]() |
Đồng chí: Trịnh Hải Linh – Chức vụ: Phó ban – Điện thoại: (0203) 3829.959 – Email: btg.ldld@quangninh.gov.vn
|
![]() |
Đồng chí: Bùi Thị Xuân Tân – Chức vụ: Chuyên viên – Điện thoại: (0203) 3655.808 – Email:
|
Đồng chí: Tăng Đức Ngỗi – Chức vụ: Chuyên viên – Điện thoại: (0203) 3655.808
|
|
![]() |
Đồng chí: Phạm Hồng Duy – Chức vụ: Chuyên viên – Điện thoại: (0203) 3655.808 – Email:
|
![]() |
Đồng chí: Nguyễn Phương Thanh – Chức vụ: Chuyên viên – Điện thoại: (0203) 3829.959 – Email: bnc.ldld@quangninh.gov.vn |
![]() |
Đồng chí: Trịnh Mạnh Hùng – Chức vụ: Nhân viên – Điện thoại: (0203) 3829.959 – Email: btg.ldld@quangninh.gov.vn |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tham gia, đề xuất với cấp uỷ đảng, cơ quan Nhà nước những nội dung có liên quan đến thực thi pháp luật, chính sách kinh tế – xã hội; tham gia xây dựng pháp luật về lao động và Công đoàn, chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước trong CNVCLĐ. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Hướng dẫn các hoạt động trợ giúp pháp lý, các hoạt động xã hội của công đoàn.
Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh công tác tuyên truyền nghị quyết, đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giáo dục nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ; hướng dẫn công đoàn các cấp tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục.
Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, về giới, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ; công tác cán bộ nữ, dân số, sức khoẻ sinh sản, gia đình, trẻ em; các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.
a. Công tác chính sách, pháp luật và quan hệ lao động
– Đề xuất các vấn đề về cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, chính sách lao động, việc làm, tiền lương, tiền công, thu nhập, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở và các chính sách xã hội có liên quan đến đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn.
– Nghiên cứu, đề xuất nội dung tham gia xây dựng pháp luật và văn bản pháp luật có liên quan đến đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn, tổ chức Công đoàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Tham gia với các ban, đơn vị, các tổ chức và cơ quan liên quan đề xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp đối với lao động nữ, trẻ em.
– Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động; hoạt động ban thanh tra nhân dân.
– Tham mưu việc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn. Theo dõi, hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát thi hành chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn. Tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên; hội đồng hoà giải cơ sở; những biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong công nhân lao động.
– Hướng dẫn và thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về lao động, công đoàn.
– Theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể; hướng dẫn việc thực hiện vai trò tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp…
– Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện cơ chế đối thoại, hợp tác tại nơi làm việc; thương lượng tập thể và đối thoại xã hội ở các cấp công đoàn; theo dõi vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
– Tham mưu, xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025” và giai đoạn tiếp theo.
– Thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Triển khai Chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn” của LĐLĐ tỉnh.
b. Công tác Tuyên giáo
– Nghiên cứu, hướng dẫn nội dung, biện pháp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn, công tác phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ.
– Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp đặc điểm, điều kiện của CNVCLĐ trong các thành phần kinh tế; nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của CNVCLĐ; bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Là bộ phận Thường trực Ban chỉ đạo 35 của Liên đoàn Lao động tỉnh.
– Tham mưu triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác tham gia xây dựng đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Tham mưu, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Lan tỏa truyền thống văn hóa công nhân vùng Mỏ, kỷ luật và đồng tâm trong CNVCLĐ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2025 – 2028.
– Giúp Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh theo dõi, kiểm tra, định hướng hoạt động và quản lý nội dung Website Công đoàn Quảng Ninh, Fanpage Công đoàn Quảng Ninh; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.
– Tham mưu, hướng dẫn quản lý Cung văn hoá và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao trong CNVCLĐ.
– Tổ chức tổng kết thực tiễn về hoạt động tuyên giáo công đoàn; tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ.
c. Công tác Nữ công
– Nghiên cứu, tham mưu về công tác vận động nữ CNVCLĐ phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
– Tham mưu, đề xuất các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ; các hoạt động về công tác gia đình, về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác dân số, sức khỏe sinh sản, chăm lo cho con CNVCLĐ.
– Theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên đề nữ công của công đoàn các cấp. Chủ động phối hợp với các ban triển khai, sơ kết, tổng kết chuyên đề công tác nữ công. Tổng hợp tình hình nữ đoàn viên, nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công báo cáo Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Tổ chức các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ; thực hiện lồng ghép các hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ với hoạt động nữ công đoàn.
– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nữ công.
– Phối hợp với Văn phòng triển khai và khen thưởng các chuyên đề “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Văn hóa thể thao”, “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm An toàn vệ sinh lao động”; phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
d. Tham mưu, theo dõi chương trình phối hợp giữa LĐLĐ tỉnh với: Trung tâm truyền thông tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; Sở Y tế; Ban Quản lý Khu kinh tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Tòa án tỉnh, Công an tỉnh, Hội LHPN tỉnh. Phối hợp triển khai phong trào tự quản An ninh trong doanh nghiệp; phong trào liên kết kết nghĩa giữa LĐLĐ địa phương với doanh nghiệp Trung ương; chương trình mục tiêu quốc gia của LĐLĐ theo phân công của tỉnh. Giữ mối liên hệ với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.
Trang thông tin điện tử tổng hợp
Liên đoàn lao động tỉnh quảng ninh
Bản quyền thuộc về LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH
ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT NHẤT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY: